Đánh giá nhân viên là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bộ máy nhân sự. Khi quá trình đánh giá được thực hiện rõ ràng, minh bạch và đúng quy trình thì kết quả mang lại mới tác động tốt đến sự phát triển chung của doanh nghiệp. Bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả dành cho nhà tuyển dụng.
Đánh giá nhân viên là gì?
Đánh giá nhân viên là công việc của nhà quản lý hoặc bộ phận nhân sự. Nhằm giám sát và kiểm tra nhân viên về nhiều mặt: thái độ làm việc, mối quan hệ nơi làm việc, các kỹ năng lên kế hoạch làm việc, kết quả công việc. Từ đó, nhà quản lý có cái nhìn chính xác về nhân viên để định hướng phát triển hoặc khen thưởng phù hợp.
>> Xem thêm: Tiêu chí đánh giá nhân viên như thế nào là đạt hiệu quả?
Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý đang thực hiện quá trình đánh giá dựa trên cảm tính. Kết quả là chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Do đó, bạn cần có một sự đầu tư cần thiết để nâng cao kết quả của quy trình này.
6 cách đánh giá nhân viên phổ biến hiện nay
Có rất nhiều các phương pháp đánh giá năng lực nhân viên được sử dụng hiện nay. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải tùy chỉnh dựa trên thực tế doanh nghiệp của mình. Dưới đây là 6 phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất mà nhà quản lý có thể tham khảo.
Phương pháp theo dõi sự việc quan trọng
Với phương pháp này, người quản trị nhân sự sẽ ghi chú lại các hành vi (tích cực và tiêu cực) của nhân viên trong công việc, trong những khoảng thời gian nhất định. Những ghi chú này sau đó sẽ được tổng hợp để đưa vào báo cáo nghiệm thu cuối cùng.
Đây là phương pháp rất hữu dụng khi cần theo dõi sự tiến bộ của nhân viên dần dần qua thời gian. Ví dụ, việc đào tạo một kiến thức chuyên môn nào đó có hiệu quả với nhân viên hay không. Đồng thời, người quản lý cũng có thể có các góp ý kịp thời với nhân viên nếu phát hiện có nhiều biểu hiện tiêu cực liên tục.
>> Xem thêm: Bí kíp quản trị nhân sự hiệu quả nhất dành cho nhà quản lý
Tuy vậy, phương pháp theo dõi này cũng có một số khuyết điểm cần chú ý. Đó là khả năng đôi khi việc ghi chú bị bỏ sót, thiếu khách quan hoặc có thể gây ra cảm giác không thoải mái cho nhân viên khi họ biết các sai lầm của họ đều bị ghi lại.
Phương pháp đánh giá 360 độ
Theo phương pháp này, mọi nhân viên sẽ được đánh giá dựa trên phản hồi của cả quản lý trực tiếp, đồng nghiệp, nhân viên từ phòng ban khác. Những người này đều là đối tượng đã hoặc đang làm việc cùng với nhân viên được đánh giá.
Mỗi nhân viên sẽ được đưa một bảng hỏi, trong đó bao gồm danh sách tên của các đồng nghiệp. Cùng với đó là một loạt tiêu chí về năng lực để đưa ra các đánh giá tương ứng. Bằng cách này, nhân viên không chỉ được đánh giá về năng lực chuyên môn mà cả về thái độ và sự phù hợp.
Đánh giá đa chiều sẽ đem lại sự khách quan đối với kết quả đánh giá. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng nó có thể khiến kết quả trở nên phức tạp và khó kiểm soát.
Phương pháp checklist
>> Có thể bạn quan tâm: 4 tiêu chí xây dựng bảng câu hỏi đánh giá năng lực nhân viên
Thực hiện đánh giá nhân viên với phương pháp checklist đồng nghĩa với việc sử dụng một loạt các câu hỏi nhằm đánh giá năng lực thực hiện công việc do đội ngũ nhân sự đặt ra. Nội dung của các câu hỏi này sẽ được đặt dưới hình thức “Có/Không”.
Việc này thực hiện nhằm thu thập ý kiến của người quản lý về năng lực của một nhân viên cụ thể nào đó. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, cô đọng. Song, nó cũng bao hàm nguy cơ thông tin thiếu khách quan và không chính xác.
Phương pháp tự đánh giá
Thực hiện phương pháp tự đánh giá này sẽ cho nhân viên biết rằng họ đang tự nhận thức được ưu điểm và nhược điểm của bản thân. Các nhân viên sẽ được yêu cầu đánh giá năng lực của chính họ thông qua một hệ thống câu hỏi nhiều đáp án. Qua đó, họ sẽ thể hiện được sự tự tin về năng lực của mình tới đâu.
Với kết quả này, nhân viên sẽ tiếp tục bước vào thảo luận cùng với quản lý trực tiếp. Buổi thảo luận này sẽ giúp làm rõ ràng hơn các khiếm khuyết còn ẩn giấu. Từ đó, cả hai bên sẽ có phương án để khai thác ưu điểm cũng như hạn chế nhược điểm tốt hơn.
Nhìn chung, đây là một phương pháp có nhiều lợi ích. Song, hình thức này chỉ thích hợp nếu kết hợp cùng các phương pháp đánh giá khác để có kết quả tham chiếu.
Phương pháp đánh giá theo thang điểm năng lực
Đây là một trong những phương pháp đánh giá phổ biến nhất. Mỗi vị trí sẽ có những bộ năng lực nhất định và từng năng lực của nhân viên sẽ được đánh giá theo các thang điểm, từ xuất sắc đến rất tệ. Cách làm này cho phép nhà quản lý so sánh được giữa các nhân viên với nhau. Đồng thời, nó cũng sẽ làm rõ những năng lực cần phát huy hay cải thiện.
>> Sở hữu ngay: Cẩm nang đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả dành cho doanh nghiệp
Phương pháp quản trị bằng mục tiêu
Quản trị bằng mục tiêu là một trong những phương pháp phổ biến nhất – mà chúng ta vẫn thường được biết tới qua những cái tên viết tắt quen thuộc như KPI hay OKR.
Trong phương pháp này, nhân viên cùng người quản lý trực tiếp sẽ cùng làm việc với nhau để xây dựng một danh sách mục tiêu cần đạt cho nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu được đặt ra cần phải thỏa mãn các tiêu chí SMART: cụ thể (specific), đo lường được (measurable), attainable (có thể đạt được), thực tế (relevant) và (có giới hạn về thời gian thực hiện (time-bound).
Ví dụ, người nhân viên có thể đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu bán hàng lên 5% trong một quý. Mục tiêu này cần có các chỉ số làm thang đo cụ thể để nghiệm thu sau khi hết giai đoạn.
Quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả
Đánh giá nhân viên có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào quy trình phản hồi, cũng như mức độ phản hồi giữa hai bên (nhà quản lý và người lao động). Quy trình thực hiện với mỗi nhà quản lý, mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Nhưng 3 bước dưới đây là không thể thiếu trong để xây dựng một quy trình hiệu quả tối ưu.
Cung cấp biểu mẫu đánh giá
Từ những đóng góp, yêu cầu của ban lãnh đạo thì bạn sẽ phải tiến hành soạn thảo biểu mẫu đánh giá cho nhân viên. Họ có thể tự đánh giá hoặc việc đánh giá được thực hiện chéo giữa các nhân viên với nhau, hoặc sử dụng mẫu đánh giá theo nhóm.
Việc đánh giá có thể thực hiện bằng hai hình thức: offline và online. Tuy nhiên hiện nay, đánh giá online được yêu thích và sử dụng nhiều hơn bởi nó tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho doanh nghiệp. Đặc biệt, trong các doanh nghiệp có quy mô nhân sự lớn, phương pháp này càng trở nên phổ biến.
Chuẩn bị nội dung cần đánh giá
Ngay khi tổng hợp các biểu mẫu, người quản lý sẽ nhìn thấy được chân dung cụ thể, chi tiết hơn của nhân viên. Bao gồm, các thông tin cá nhân, vị trí; năng lực, ưu điểm và hạn chế,.. Người quản lý nên chuẩn bị nội dung cần đánh giá để có thể khai thác thêm thông tin từ phía nhân viên.
Hoặc có thể sử dụng các bài test online để gia tăng hiệu quả đánh giá, ví dụ như test trắc nghiệm tính cách DISC.
>> Có thể bạn quan tâm: Top 7 mẫu đánh giá nhân viên mới nhất ứng dụng cho doanh nghiệp
Trao đổi trực tiếp
Để quá trình trao đổi đạt những kết quả tốt nhất, người quản lý cần phải lưu ý đánh giá nhân viên là một cuộc trao đổi hai chiều. Bạn có thể trao đổi về các vấn đề sau:
- Nêu nhận xét tích cực hoặc tiêu cực một cách rành mạch và tách biệt. Đây là cách giúp nhân viên dễ tiếp nhận, dễ thống kê đầy đủ cũng như liên kết lại với nhau. Tránh trường hợp nhận xét đan xen bởi có thể khiến nhân viên không nhớ hết được.
- Hãy sử dụng các dẫn chứng cụ thể trong suốt quá trình làm việc. Đây là những minh chứng thuyết phục để làm ý kiến cấp trên sáng rõ hơn.
- Giữ thái độ xây dựng khi trao đổi cùng nhân viên. Việc áp đặt ý kiến hoặc gay gắt với nhân viên sẽ khiến buổi trao đổi căng thẳng và cũng sẽ không nhận được sự chia sẻ thật lòng từ phía họ.
- Hãy kết thúc buổi trao đổi bằng cách chốt và công khai cho nhân viên những gạch đầu dòng thật rõ ràng bởi đó sẽ là cơ sở giúp họ cải thiện trong thời gian tới.
Kết luận
Trên đây là các phương pháp đánh giá nhân viên phổ biến nên biết. Nhà quản lý có thể áp dụng để xây dựng được hệ thống đánh giá năng lực nhân sự hiệu quả. Hy vọng bài viết trên là hữu ích, giúp bạn có thêm những gợi ý hay và thực tế.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter