Chuyển đổi số được đánh giá là xu hướng trên toàn cầu nhưng tại Việt Nam, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ các bước chuyển đổi số để sẵn sàng cho quá trình này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết để nhà quản lý có thể chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình thay đổi của doanh nghiệp!
Chuyển đổi số là gì?
Theo một nghiên cứu có hơn 80% doanh nghiệp loay hoay trong công việc chuyển đổi số. Một trong những nguyên nhân lớn nhất là các doanh nghiệp chưa nắm vững được các bước thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp.
Có thể hiểu, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc của công ty.
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Nhà lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn. Qua đó, chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức trên thị trường.
Thực trạng chuyển đổi số doanh nghiệp hiện nay
Có thể thấy rằng, chuyển đổi số đang thực sự là cuộc cách mạng trên toàn cầu. Các ông lớn như Microsoft, Nike, Zara, Best Buy,… đều đang chạy đua để thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Ở thị trường Việt Nam, doanh nghiệp dường như chưa quá chú trọng cho quá trình chuyển đổi số. Nguyên nhân chủ yếu đến từ các lý do sau:
>> Xem thêm: 4 tiêu chí xây dựng lộ trình chuyển đổi số chi tiết dành cho doanh nghiệp
- Doanh nghiệp ngại thay đổi
Có khá nhiều doanh nghiệp đã tìm cách chuyển mình. Thay đổi từ cách tiếp cận quy trình cũng như phương pháp và công cụ thực hiện để tạo ra sự đột phá trong kinh doanh. Nhưng cũng có không ít doanh nghiệp vẫn tư duy lối truyền thống, ngại thay đổi.
- Vướng mắc từ bộ máy vận hành
Với doanh nghiệp có bộ máy cồng kềnh, khi muốn bắt đầu quá trình chuyển đổi số thì họ cũng không biết phải bắt đầu từ đâu. Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp e dè chuyển đổi số bởi thiếu kỹ năng và nguồn tài nguyên cần thiết, cũng như công nghệ chưa đáp ứng được sự thay đổi.
- Nhân sự chưa sẵn sàng
Rõ ràng, nhân sự chính là cốt lõi của quá trình chuyển đổi số. Thế nhưng, tâm lý chưa sẵn sàng của nhân sự là rào cản khiến nhiều doanh nghiệp không thể bắt đầu.
Sử dụng các công cụ đánh giá năng lực nhân sự toàn diện được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đánh giá sự sẵn sàng của nguồn lao động.
3 bước trong quy trình chuyển đổi số
Một quy trình chuyển đổi số vững chắc và toàn diện, đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc từng bước đi cẩn thận. Dưới đây là 3 bước trong quá trình chuyển đổi số mà nhà quản lý có thể cân nhắc tham khảo:
Đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp
Bước đầu tiên trong mọi quy trình chuyển đổi số đó chính là đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo cần phải xác định rõ thực trạng doanh nghiệp đang như thế nào, có nguồn lực ra sao, phải nghiên cứu những xu hướng của thị trường như thế nào,…
Bởi chuyển đổi số là một quá trình lâu dài, chứ không phải là câu chuyện một sớm một chiều. Đánh giá đúng về mình là bước đầu tiên để thay đổi và làm mới mình.
Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp
Sau khi đã đánh giá được tình hình hiện tại, bước tiếp theo doanh nghiệp cần đánh giá mức độ sẵn sàng hiện có. Mức độ sẵn sàng sẽ được quyết định bởi hai yếu tố chính là: con người và dữ liệu.
- Yếu tố con người
Sự thành công của chuyển đổi công nghệ sẽ được quyết định ngay trong tư duy chiến lược, tầm nhìn và mục tiêu từ các cấp lãnh đạo cấp cao đến bộ máy nhân viên bên dưới.
Bởi máy móc dù có thông minh hiện đại đến đâu đi chăng nữa, cũng sẽ không thể nào thay thế được vị trí của con người. Con người chính là cốt lõi của mọi sự thay đổi, cải tiến hay cả trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp.
>> Tham khảo thêm: Chuyển đổi số là gì? Khi nào nên xây dựng quy trình chuyển đổi số
- Yếu tố dữ liệu
Tiếp sau con người, dữ liệu là yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng quá trình chuyển đổi số. Hệ thống dữ liệu là cơ sở giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian chuyển đổi số.
Để có thể đánh giá được yếu tố dữ liệu một cách chính xác nhất, nhà quản lý cũng nên tìm hiểu, xem xét về hệ thống dữ liệu của các đối tác chiến lược, đối thủ trên thị trường. Có như vậy, doanh nghiệp mới có một cái nhìn bao quát về chuỗi giá trị trước khi tiến vào đường đua chuyển đổi công nghệ.
Rà soát quy trình để áp dụng công nghệ phù hợp
Bước cuối cùng trong 3 bước trong quy trình chuyển đổi số chính là rà soát quy trình để áp dụng công nghệ phù hợp. Sau bước phân tích về yếu tố con người và dữ liệu, cấp lãnh đạo cần nhìn thấy được các dấu hiệu để đánh giá độ trưởng thành về quy trình của doanh nghiệp.
Từ đó, doanh nghiệp biết mình đang ở đâu và đã sẵn sàng triển khai lộ trình phù hợp để chuyển đổi công nghệ hay chưa. Để thực hiện bước này một cách hiệu quả, doanh nghiệp phải nắm trong tay những thống kê số liệu cụ thể và chi tiết nhất.
Kết luận
Quá trình chuyển đổi số ngày càng chứng tỏ sự cần thiết của nó với mọi doanh nghiệp. Dù lớn hay nhỏ thì cuộc cạnh tranh này ngày càng khốc liệt. Việc hiểu rõ chuyển đổi số là gì cũng như nắm vững 3 bước cơ bản nhất trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp là chìa khóa giúp bạn làm chủ được “cuộc chơi”.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter